Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là hiếm gặp tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Nghẹt mũi khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu do đường thở bị tắc nghẽn, việc hít thở gặp khó khăn. Nghẹt mũi có thể không làm bé bị chảy nước mũi nhưng khiến trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống khiến trẻ quấy khóc và điều này làm cho cha mẹ vô cùng lo lắng.
1Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Mẹ cũng như các bác sĩ cần tìm rõ nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi để từ đó có hướng điều trị chính xác nhất. Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi phải kể đến:

Cảm cúm: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khi trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
Dị ứng: Một số trẻ sơ sinh dị ứng với mùi phấn hoa, khói bụi hay thời tiết cũng thường xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi.
Dị vật trong mũi: Khi trẻ chơi vô tình hay cố ý để món đồ chơi lọt vào trong mũi, khi mắc phải dị vật trong mũi sẽ khiến bé nghẹt mũi, thở khò khè, thậm chí là gây đau và chảy máu mũi.
Không khí khô: Trẻ sơ sinh nằm điều hòa thường xuyên mẹ lại quên không nhỏ nước muối sinh lý để chống khô mũi cho bé sẽ rất khiến bé bị nghẹt mũi.
2Những triệu chứng đi kèm nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh bị nghẹt mũi thì trẻ thường kèm theo một số triệu chứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt, thở nặng nề, thậm chí là sốt.
3Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Sử dụng máy/dụng cụ hút mũi: Nếu như dịch trong mũi quá nhiều để bé dễ chịu hơn thì mẹ có thể dùng máy hoặc dụng cụ hút mũi để hút bớt chất nhầy ra. Tuy nhiên trước khi hút mẹ hãy nhỏ vào mũi bé vài giọt nước muối sinh lý, đợi trong vài giây sau đó đặt bé nằm nghiêng và hút mũi.
Sử dụng nước muối nhỏ mũi: Sử dụng nước muối sinh lý để trị nghẹt mũi cho bé là cách làm phổ biến nhất. Bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý ngày 3 lần vào hai hốc mũi của bé để giảm chất nhầy và tình trạng nghẹt mũi của bé sẽ giảm hẳn chỉ sau vài lần nhỏ.
![Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?]()
Gối cao đầu cao khi ngủ: Bé bị nghẹt mũi thường rất khó ngủ vì vậy để bé dễ thở và ngủ ngon hơn thì mẹ hãy cho bé gối cao đầu hơn bình thường nhé!
Loại bỏ chất nhầy: Hãy thử dùng bông nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước ấm sau đó đưa vào mũi bé làm sạch lớp vỏ cứng bám xung quanh mũi bé như vậy tình trạng nghẹt mũi của bé sẽ được cải thiện.
Xông hơi: Đặt máy làm ẩm trong phòng để tăng độ ẩm không khí trong phòng cũng được coi là cách khá hiệu quả giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé tắm hơi cùng bạn, với cách này cũng giúp bé đỡ bị nghẹt mũi hơn.
Vỗ nhẹ lưng: Đây là cách giúp bé dễ thở và làm lỏng chất nhầy.
4Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám
![Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?]()
Khi bạn tiến hành các cách trên mà thấy tình trạng nghẹt mũi của bé không được cải thiện đồng thời kèm thêm một trong số triệu chứng sau thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, cụ thể là:
Trẻ khó thở, thở rất nhanh, sốt cao, chất nhầy từ dịch lỏng và trong chuyển sang màu xanh hoặc vàng; phát ban, khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn, nghẹt mũi kèm theo sưng trán, mũi hoặc má, quấy khóc và có biểu hiệu đau đớn.
5Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ: Là cách giúp phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả như: Không hút thuốc lá trong phòng, thường xuyên vệ sinh máy lạnh, giữ thảm lau nhà luôn sạch, không để thú cưng trong nhà, đóng cửa sổ nếu trẻ bị dị ứng phấn hoa.
Bổ sung nước cho cơ thể: Nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì mẹ cần cho bé bú nhiều và thường xuyên hơn còn nếu bé đã đến tuổi ăn dặm có thể uống nước thì mẹ có thể cho bé uống thêm nước ấm hoặc nước trái cây, hoa quả.
Chú trọng tăng sức đề kháng cho trẻ: Cho trẻ bú và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi cần ngủ 18h/ngày.
Nghẹt mũi không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ăn ngủ cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy mẹ hãy chú ý chăm sóc, bảo vệ, giúp trẻ tăng sức đề kháng để trẻ không bị nghẹt mũi nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Chọn mua sữa cho bé tại Bách hoá XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH