Những sai lầm cần tránh khi nấu ngũ cốc
Khi nấu các loại ngũ cốc như gạo, các loại đậu, hạt, đại mạch, yến mạch, lúa mì… Bạn cần tránh phạm phải các sai lầm này để món ăn chín ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn hơn nhé.
1Không thêm muối vào nồi ngũ cốc
- Khi nấu ngũ cốc, bạn hãy thêm vào nước luộc, nước dùng một ít muối ăn, muối sẽ giúp làm dậy mùi ngũ cốc, cho vị ngũ cốc đậm đà, thơm ngon, không bị nhạt nhẽo, vô vị.

2Nấu ngũ cốc với lửa lớn
- Chế biến các loại ngũ cốc với nhiệt độ cao, lửa lớn sẽ chỉ làm nước sôi, trào, bốc hơi nhanh mà ngũ cốc thì chưa kịp chín.
- Để nấu ngũ cốc chín ngon, không gặp tình trạng nửa sống nửa chín, cạn nước sớm. Ban đầu bạn vặn lửa lớn, chờ khi nước sôi, hạ lửa nhỏ để nấu ngũ cốc chín đều, ngon.
![Nấu ngũ cốc với lửa lớn, nước mau cạn mà ngũ cốc chưa chín Nấu ngũ cốc với lửa lớn, nước mau cạn mà ngũ cốc chưa chín]()
3Không đậy nắp
- Nấu ngũ cốc mà để nồi hở, không đậy nắp, nhiệt lượng sẽ tản ra rất nhanh, ngũ cốc không chín đều, nhất là khi bạn nấu một lượng ngũ cốc lớn.
- Cho nên, khi nấu ngũ cốc, bạn nên đậy nắp nhưng không phải đậy nắp ngay từ đầu mà đậy sau khi nước sôi và đã hạ lửa thấp xuống. Bởi nếu đậy nắp từ lúc đầu, khi nước sôi lên, nước dễ tràn ra ngoài.
![Không đậy nắp, nhiệt lượng tản ra nhanh, nấu ngũ cốc lâu chín Không đậy nắp, nhiệt lượng tản ra nhanh, nấu ngũ cốc lâu chín]()
4Nấu chín quá
- Ngũ cốc nên nấu chín mềm nhưng không nên nấu chín mềm quá, trừ khi bạn muốn làm nhân bánh, tương đậu. Nếu bạn nên theo dõi nồi ngũ cốc của bạn thường xuyên, kiểm tra sau 30 – 60 phút nấu, khi thấy ngũ cốc đã chín mềm vừa ngon, bạn chỉ cần tắt bếp là xong.
![Nấu ngũ cốc chín quá, ăn kém ngon, cần canh thời gian, thường xuyên kiểm tra để nấu chín vừa, ngon Nấu ngũ cốc chín quá, ăn kém ngon, cần canh thời gian, thường xuyên kiểm tra để nấu chín vừa, ngon]()
Hi vọng với các mẹo nhỏ này, bạn sẽ nấu ngũ cốc đúng cách, thơm ngon hơn. Bình luận vào khung bên dưới nếu bạn muốn chia sẻ mẹo nấu ngũ cốc hay khác.
Xem thêm: Lưu ý khi nấu cháo yến mạch cho bé
Nguồn tham khảo: thekitchn.com
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH