Dầu hào, giấm, bơ là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp. Đây là những nguyên liệu giúp cho món ăn trở nên đậm đà, chất lượng và thơm ngon hơn.
Tìm hiểu về bơ thực vật
Bơ thực vật là gì?
Bơ thực vật còn có tên tiếng Anh là Margarine, là loại bơ làm từ dầu thực vật, chiếm trên 80%, dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu đậu nành...) đã qua quá trình hydro hóa, chuyển đổi từ chất lỏng sang trạng thái bán rắn.
So sánh bơ thực vật và bơ động vật
Bơ thực vật (Margarine)
Nguyên liệu: được chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu.
Hàm lượng chất béo: thấp, khoảng 20%
Cách dùng: dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh
Bơ động vật (Butter)
Nguyên liệu: làm từ sữa bò hoặc sữa của các loài động vật có vú khác như dê, cừu... bằng phương pháp đánh sữa hoặc kem còn tươi hay đã lên men.
Hàm lượng chất béo: cao, khoảng 80%
Cách dùng: thích hợp cho việc làm bánh, kem...
Thành phần của bơ thực vật
Thành phần chủ yếu của bơ là chất béo nên bơ chứa hàm lượng calo khá cao, trung bình 1 thìa bơ có chứa 101 calo. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng protein và chất béo cao.
Công dụng của bơ thực vật
Làm nguyên liệu khi chế biến bánh, kẹo
Phết lên bánh mì để ăn
Thay thế hoặc kết hợp với dầu ăn khi làm các món chiên, xào, nướng
Bơ lạt dùng trong việc pha chế cà phê
Các thương hiệu bơ thực vật nổi tiếng
Ở Việt Nam có nhiều thương hiệu bơ thực vật mà bạn có thể chọn mua như Bơ thực vật Tường An, Bơ thực vật Meizan;...
Các loại bơ thực vật được ưa chuộng hiện nay
Bơ thực vật có nhiều loại mà bạn có thể tham lựa chọn thích hợp với mục đích nấu nướng của mình như bơ lạt, bơ mặn, bơ hạt phỉ, bơ thực vật,...
Các món ăn ngon làm từ bơ thực vật
Những món ăn từ bơ thực vật được rất nhiều người “nghiện” bởi cái hương vị béo béo, thơm thơm của nó mang lại như
Cách sử dụng bơ thực vật trong nấu ăn
Làm mềm bơ bằng cách cắt thành miếng nhỏ rồi bỏ vào chén, sau đó để vào lò vi sóng cho đến khi bơ mềm, không tan chảy.
Với món xào, làm nóng chảo trước rồi mới cho bơ vào và chỉ cho thực phẩm vào khi bơ bắt đầu sủi bọt, nếu không thực phẩm sẽ “hút” bơ và trở nên “sũng nước” chứ không giòn
Những lưu ý sử dụng và cách bảo quản
Không dùng quá 14g (khoảng 1 muỗng cà phê) bơ thực vật trong 1 ngày. Nên dùng dầu thực vật để thay thế cho bơ thực vật khi có thể.
Cần hạn chế nấu margarine ở nhiệt độ quá cao, không quá 150 độ.
Bơ thực vật càng rắn thì hàm lượng chất béo chuyển hóa càng cao, do đó margarine dạng thỏi sẽ không lành mạnh bằng margarine dạng hộp.
Cách bảo quản bơ thực vật khá đơn giản, bạn có thể đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh theo sở thích.
Tìm hiểu về dầu hào
Dầu hào là gì?
Dầu hào là loại một loại gia vị được tạo ra bằng cách đun hàu sống với nước trong một khoảng thời gian khá dài để tạo thành thứ chất lỏng sền sệt. Chất lỏng này có màu nâu, tuy hơi khét nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng.
Thành phần của dầu hào?
Dầu hào hiện nay trên thị trường vẫn được làm từ dịch chiết xuất hàu. Tuy nhiên, sẽ có thêm các thành phần khác như bột ngô, muối, đường. Một số thương hiệu còn thêm, giảm gia vị và nước tương để tạo sự độc đáo riêng.
Giá trị dinh dưỡng của dầu hào: cung cấp nguyên tố vi lượng đa dạng, đặc biệt là kẽm. Ngoài ra, dầu hào cũng giàu axit amin, là thành phần quan trọng, cấu tạo các protein khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng trong cơ thể
Công dụng của dầu hào
- Trong nấu ăn: Dầu hào được dùng như một loại gia vị làm tăng hương vị cho món ăn. Dầu hào được dùng trong các món xào, nấu, ướp nướng,... Dầu hào còn được dùng làm nước chấm cho các món luộc.
- Đối với sức khỏe: dầu hào có chứa 22 loại axit amin, kẽm và Taurine, rất thích hợp cho những người thiếu kẽm và rất có ích trong việc cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể con người
Các thương hiệu dầu hào nổi tiếng
Không chỉ có các thương hiệu dầu hào đến nhập khẩu như dầu hào Lee Kum Kee... mà hiện nay các thương hiệu trong nước cũng rất được người dùng tin tưởng và lựa chọn như Dầu hào Maggi; Dầu hào Nam Dương; Dầu hào Ông Chà Và,...
Các loại dầu hào được ưa chuộng hiện nay
Dầu hào hiện nay có nhiều loại thích hợp cho những loại món ăn khác nhau như:
Dùng để tẩm ướp: tẩm ướp các nguyên liệu với dầu hào trong vòng 10-15 phút để thấm
Dùng để xào nấu: khi đã xào, nấu gần chín và nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó nêm thêm một muỗng dầu hào, đảo đều vài phút thì tắt bếp và múc ra ăn nóng.
Dùng làm nước chấm: đun sôi dầu hào và thêm vào chút nước, đường, tỏi băm, ớt băm, khuấy đều. Nêm lại cho vừa khẩu vị.
Các món ăn ngon làm từ dầu hào
Nhắc đến những món ăn làm từ dầu hào thì không thể không kể đến các món sau đây
Cách sử dụng, lưu ý và cách bảo quản dầu hào
Dầu hào được sử dụng chủ yếu để làm tăng thêm hương vị của món ăn, tuy nhiên không phải món ăn nào cũng có thể sử dụng dầu hào để chế biến. Khi sử dụng dầu hào cần lưu ý:
Không sử dụng cho món kho, chua ngọt
Không dùng cho các món rau củ muối chua
Tránh sử dụng cho các món cay
Dầu hào có vị mặn nên khi nêm nếm thức ăn bạn nên lưu ý giảm lượng muối hoặc nước mắm tránh món ăn bị mặn quá.
Do dầu hào có chứa nhiều chất dễ bị oxy hóa phân hủy ở nhiệt độ thường sau khi mở nắp, chắc chắn sẽ tạo điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật, dễ bị hư hỏng hơn. Vì vậy, nên bảo quản dầu hào ở nhiệt độ 0 - 4 độ C sau khi mở nắp, và không nên bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Tìm hiểu về giấm ăn
Giấm ăn là gì?
Giấm là một chất lỏng có vị chua, thành phần gồm 4 - 7% axit axetic (CH3COOH) 90% còn lại là nước, có được hình thành bằng công thức lên men. Giấm xuất hiện khá lâu với nhiều hương vị cũng như tên gọi khác nhau tùy vào nguyên liệu làm giấm.
Thành phần của giấm ăn
Giấm chứa một thành phần acid amin vô cùng phong phú, trong đó có 18 loại axit amin mà cơ thể người không tổng hợp được và 8 loại axit amin thực vật. Ngoài ra, giấm còn có các nhóm vitamin, muối vô cơ có tác dụng điều hòa ngũ vị, có tác dụng quan trọng cân bằng môi trường axit kiềm trong cơ thể.
Công dụng của giấm ăn
Trong nấu ăn: giấm có rất nhiều lợi ích trong việc chế biến thực phẩm hằng ngày, chẳng hạn như
Đẩy nhanh quá trình lên men, tạo độ chua cho các món ngâm, muối chua quen thuộc
Là nguyên liệu không thể thiếu cho các loại nước sốt trộn salad giúp tạo độ chua giòn thơm ngon
Giấm không chỉ là phương thức hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn, độc tố và các mùi hôi tanh của cá mà còn giữ được độ tươi của thịt.
Các hợp chất có trong giấm có thể trì hoãn các hiện tượng biến đổi chất, giúp trái cây trở nên sáng và giữ màu tốt hơn
Giấm có thể tạo độ giòn và hương vị khi làm bánh. Đặc biệt, giấm còn tạo độ thơm, dẻo khi nấu cơm,...
Đối với sức khỏe: Giấm không chỉ giúp ích trong việc nấu ăn mà còn loại gia vị rất tốt cho sức khoẻ
Làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa.
Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột
Làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali trong giấm giúp điều hòa mức huyết áp
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Loại bỏ độc tố, ngăn chặn sự hình thành của chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch,...
Các thương hiệu giấm ăn nổi tiếng
Thay vì phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức lựa chọn nguyên liệu, ủ giấm, đợi giấm lên men thì bạn có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn các sản phẩm giấm chất lượng như Giấm A Tuấn Khang; Giấm Nam Dương; Giấm Beksul; …
Các loại giấm ăn được ưa chuộng hiện nay
Bạn có thể tham khảo những loại giấm được nhiều người lựa chọn như:
Giấm aceto balsamico Divella chai 500ml
Giấm táo Paladin chai 500ml
Giấm me Ottogi chai 450ml
Giấm gạo Ottogi chai 450ml
…
Các món ăn ngon làm từ giấm ăn
Giấm là nguyên liệu không thể thiếu trong việc tạo độ chua cho món ăn đồng thời giúp ngăn mùi tanh của các loại hải sản như Mực nhúng giấm, Ớt ngâm giấm tỏi, Salad dầu giấm,...
Cách sử dụng, lưu ý và cách bảo quản giấm ăn
Mặc dù là một loại gia vị tốt cho sức khoẻ nhưng sử dụng giấm với liều lượng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Trung bình mỗi ngày một người trưởng thành chỉ dùng khoảng 30ml giấm (khoảng 2 muỗng canh).
Giấm là loại gia vị rất dễ bay hơi và là chất có thể hòa tan các chất độc vì thành phần có axit, do đó cần bảo quản giấm cẩn thận. Cách tốt nhất để bảo quản giấm được lâu và an toàn là đựng giấm trong chai hoặc lọ thủy tinh. Đồng thời nên đặt giấm ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Các câu hỏi thường gặp về bơ thực vật, dầu hào, giấm ăn
Bơ thực vật, dầu hào, giấm ăn bao nhiêu calo?
Bơ thực vật cung cấp cho cơ thể đến 717 calo cho mỗi 100g cùng hàm lượng chất béo phong phú. Trong 100g dầu hào có đến 50.9 Kcal.
Mua bơ thực vật, dầu hào, giấm ăn ở đâu giá tốt?
Bạn có thể mua các loại bơ thực vật, giấm ăn và dầu hào tại những cửa hàng Bách hóa XANH gần nhà hoặc đặt mua online tại bachhoaxanh.com để được nhận nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn, giao hàng nhanh chóng.