Bánh bột lọc, bánh nậm, bánh gạo Hàn Quốc hay xôi chắc hẳn đã không còn xa lạ với hầu hết người dân Việt, chúng xuất hiện trong mỗi bữa sáng, hoặc có thể trở thành một món ăn vặt vì vừa ngon, tiện lợi lại vừa hợp túi tiền. Với nhịp sống hiện đại và yêu cầu mọi thứ tiệm cận đến sự nhanh chóng và tiện lợi nhất, thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn đã ra đời, với sự tiện lợi, bảo quản được lâu mà vẫn giữ được sự tươi ngon của mình và vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bánh bột lọc là gì?
Bánh bột lọc là một loại bánh có xuất xứ từ Huế. Đây là món ăn phổ biến ở Hà Nội, Nam Định, các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng và đặc biệt là Huế. Ở Nam Định, người ta làm bánh bột lọc với mộc nhĩ.
Bánh nậm là gì?
Bánh nậm là món ẩm thực truyền thống đặc trưng của xứ Huế, cùng với bánh bèo, bánh bột lọc. Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành. Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một.
Bánh gạo Hàn Quốc (Tokbokki) là gì?
Tokbokki là loại bánh được làm từ bột gạo, nặn thành sợi dài sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Tokbokki có màu trắng đục, sợi tròn nhỏ vô cùng xinh xắn. Tokbokki thường được xào cùng với tương ớt cay, thịt bò, giá, hành tây, chả cá, hải sản,... tạo nên một món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn của Hàn Quốc.
Bánh giò là gì?
Bánh giò là một loại bánh hấp, được làm bằng bột gạo tẻ và bột năng hòa tan với nước hầm xương. Sau đó, hỗn hợp bột sẽ được gói trong lá chuối và thêm nhân (như thịt nạc vai bằm chung với hành tím khô, mộc nhĩ, hành tây, rồi trộn với nước mắm, muối và hạt tiêu, có thể cho thêm trứng cút hoặc chả lụa tùy theo sở thích).
Bánh giò được tạo hình như chiếc nón lá và thường được hấp chín khoảng từ 30 - 40 phút trước khi dùng.
Xôi là gì?
Xôi được làm từ gạo và lá nếp (hay lá dứa), có khi sử dụng cả đậu xanh cà vỏ và thay vì trộn muối thì trộn chút đường. Đánh kem với sữa (có công thức sử dụng cả sữa chua), đường. Cho xôi vào bát nhỏ hoặc ly, và dùng muỗng múc kem lên trên xôi, rắc chút lạc rang và dừa khô thái sợi.
Lợi ích khi sử dụng các loại bánh đông lạnh
- Tiện lợi, không mất nhiều công chế biến
Các bước chế biến vô cùng đơn giản: Chỉ với một chiếc nồi hấp, các bạn chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút là có thể dùng ngay, hoặc có thể chế biến cùng các món ăn khác rất tiện lợi.
- Đảm bảo mùi vị thơm ngon, chuẩn vị địa phương
Các loại bánh đông lạnh, tuy được bảo quản bằng nhiệt độ thấp nhưng vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, chuẩn vị khi được rã đông và chế biến đúng cách.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Các loại bánh đông lạnh được sản xuất trong dây chuyền khép kín, hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Thương hiệu bánh đông lạnh ngon, uy tín trên thị trường
Bánh đông lạnh với nhiều loại hương vị khác nhau đang chiếm ưu thế trên thị trường, một số các sản phẩm bánh đông lạnh nổi trội hiện nay như:
Một số sản phẩm bánh đông lạnh ngon, được nhiều người ưa chuộng
Cách sử dụng các loại bánh đông lạnh
-
Bánh bột lọc: Không cần rã đông, quay trong lò vi sóng từ 5 - 7 phút, hoặc hấp cách thủy từ 10 - 15 phút kể từ khi nước sôi.
-
Bánh nậm: Không cần rã đông, quay trong lò vi sóng từ 7 - 9 phút, hoặc hấp cách thủy từ 15 - 20 phút kể từ khi nước sôi.
-
Bánh gạo Hàn Quốc: Rửa qua bánh gạo bằng nước lạnh, cho bánh gạo, xốt, và khoảng 180ml nước vào nồi hoặc chảo nhỏ. Đảo đều, nấu trong khoảng 5 phút, khi thấy bánh gạo chín mềm, nước xốt sền sệt là hoàn thành.
-
Bánh giò: Hấp cách thủy khoảng 15 - 20 phút.
-
Xôi: Hấp 15 phút hoặc rã đông 5 phút và hâm nóng 3.5 phút bằng lò vi sóng.
Cách tự làm một số loại bánh truyền thống ngon
Cách làm bánh bột lọc:
Đầu tiên là sơ chế nguyên liệu, tiếp theo là pha bột bánh, ướp tôm, thịt làm nhân bánh bột lọc, xào nhân bánh và gói bánh cuối cùng là hấp bánh các bạn sẽ có một nồi bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt gói lá chuối dai ngon.
Cách làm bánh nậm Huế:
Đầu tiên là sơ chế nguyên liệu, tiếp theo là xào tôm thịt, làm bột bánh nậm, gói bánh và hấp bánh, làm nước mắm chấm bánh. Thành phẩm là bánh nậm Huế tôm thịt thơm ngon.
Cách làm bánh gạo Hàn Quốc:
Đầu tiên là trộn bột, cắt bột, cuối cùng là luộc bánh và thành phẩm là bánh gạo Hàn Quốc dẻo mềm chuẩn vị tại nhà.
Cách làm bánh giò:
Đầu tiên là trộn bột, tiếp theo làm nhân bánh, làm vỏ bánh, làm bánh giò bằng chén, thành phẩm là bánh giò bằng chén, không cần gói lá chuối.
Cách làm xôi xéo:
Đầu tiên là sơ chế nguyên liệu, tiếp theo là nấu xôi và đậu xanh bằng nồi cơm điện, phi hành, trình bày, thành phẩm là xôi xéo chuẩn vị Hà Nội bằng nồi cơm điện.
Cách bảo quản các loại bánh đông lạnh
Các loại bánh đông lạnh sẽ được bảo quản ở -22 độ C đến - 18 độ C, vì vậy khi mua sản phẩm về, bạn cần để ngay vào ngăn đông để bánh được cấp lạnh ở nhiệt độ trên. Bánh có thể bảo quản đông lạnh lên đến 12 tháng.
Ăn các loại bánh đông lạnh có béo không?
-
Bánh bột lọc: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng calo trong bánh bột lọc sẽ tương ứng với mỗi công thức làm bánh khác nhau. Trung bình một đĩa bánh bột lọc ( khoảng 10 cái) thì số lượng calo dao động từ 420 – 480 calo/ đĩa.
-
Bánh nậm: Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, bởi nguyên liệu làm bánh nậm không quá cầu kỳ nên hàm lượng calo trong bánh cũng không quá cao. Theo đó, cứ 1 chiếc bánh nậm 20g sẽ cung cấp khoảng 80 calo.
-
Bánh gạo Hàn Quốc: 100g bánh gạo Tokbokki sẽ chứa khoảng 110kcal, 1 nồi lẩu Tokbokki(4 người) sẽ chứa 1300-1500 kcal.
-
Bánh giò: Trung bình một chiếc bánh giò (khoảng 150gr) chứa khoảng 440 calo.
-
Xôi xéo: gồm nếp, đậu xanh vò, nước mỡ gà và hành phi. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng tính trung bình mỗi gói xôi xéo chứa khoảng 664 calo.
-
Xôi xá xíu: Cứ 100g xôi mặn chứa 500 calo trong khi 1 gói xôi ngọt bình thường khoảng 450-470 calo.